Monday, August 10, 2009

Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Sản phẩm thử nghiệm film nổi 3D của Vnimation Studio cho khu dích Văn Miếu - Quốc Tử Giám:

Văn miếu xây dựng năm 1070 đời Lý Thánh Tông, thở Khổng Tử, vị tổ sư của Nho giáo và là nơi con vua tới nghe giảng sách. Năm 1076 xây thêm nhà Quốc Tử Giám ở phía sau và trở thành trường đại học đầu tiên của nước ta. Thời Trần gọi là Viện Quốc Học, Thời Lê gọi là nhà Thái Học.

Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có quy mô khá rộng, chiều dài 306m, mặt trước rộng 61m, mặt sau 75m, nằm trong bức tường thành bằng gạch vồ, xây bao quanh năm 1833. Xưa kia, thuộc đất hai làng Cổ Giám và Văn Hương, nay thuộc phường Văn Miếu, quận Đống Đa. Cổng lớn mở ra phố quốc Tử Giám xây theo kiểu tam quan, còn hai thành bậc cửa bằng đá xanh, tạc hình mây xoắn, và hoa lá cách điệu, tạo dáng con sấu đứng chầu, kiến trúc của thời Lê sơ. Qua sân thứ nhấtđến cổng Đại TRung. Hai bên có hai cổng nhỏ Thành Đức và Đạt Tài. Vào sân thứ 2 có Khuê Văn Các, xây năm 1085 làm nơi bình văn thơ. Gác “Vẻ đẹp sao Khuê” hai tầng, chồng diêm, tám mái, nền vuông, nửa trên là gác gỗ, lan can con tiện bao quanh với trang trí đề tài bát bảo. Bốn cửa tròn mở ra bốn phía gắn trong khung vuông có những đường nối tượng trưng cho ánh sao Khuê đang toả sáng. Hai cổng nhỏ hai bên gác có tên Súc Văn (văn hàm súc) và Bí Văn (văn sáng đẹp).

Gác Khuê Văn soi bóng xuống mặt nước giếng Thiên Quang hình vuông, bao lan xây quanh ở sân thứ 3. Hai bên là hai dẫy bia đá lớn, gồm 82 chiếc, dựng trên lưng rùa đá, ghi tên những ngời đỗ trong 82 khoa thi từ năm Đại Bảo thứ 3 (1442) đến năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779).

Qua dãy bia đến cửa Đại Thành, vào sân thứ tư là khu vực chính của Văn Miếu gồm nhà Đại Bái và Hậu Cung. ở đây còn giữ được nhiều bộ phận kiến trúc và các bức tranh gỗ thời Lê, bức hoành “Cổ Kim nhật nguyệt”, quả chuông Bích Ung do Nguyến Nghiễm (cha Nguyễn Du) làm năm 1768, tấm khánh đá Thọ Xương, vốn ở Văn Chỉ Thọ Xương đưa về. Thời giặc Pháp tạm chiến Thủ đô, năm 1947, chúng đã phá trụi khu nhà Thái Học cũ và đền Khải Thánh ở phía sau, nay chỉ còn nền và hai cột đá, bốn nghiên đá. Hai dãy nhà tả, hữu vu trước nhà Đại Bái cũng mới được xây dựng lai sau ngày Thủ đô giải phóng; vừa qua, lai xây nhà để bảo vệ bia đá.

Văn miếu ngày nay không chỉ là di tích văn hoá - lịch sử, một danh thắng mà cònl à nơi nhân dân Thủ đô tổ chức các buổi bình thơ, ngâm thơ của các thời đại. Mùa xuan năm 1962, Bác Hồ đã tới dự một buổi sinh hoạt thơ của các cụ phụ lão tại nhà Đại Bái vào đúng ngày mồng một Tết, Bác đọc tặng các cụ hai câu thơ.

Tuổi già nhưng chí không già

Góp phần xây dựng nước nhà phồn vinh.

Để phát huy tác dụng của di tích trong công cuộc xây dựng Thủ đô, Trung tâm hoạt động văn hoá - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được thành lập tại đây, với các hội thảo, đề tài nghiên cứu, sinh hoạt văn hoá dân gian, trưng bày các hiện vật lịch sử, tác phẩm văn nghệ của Hà Nội cổ là chiếc cầu nối giữa xưa và nay, góp phần làm giàu thêm vho kho tàng văn hoá Thăng Long - Hà Nội.

http://www.hanoi.gov.vn/hanoiwebs1/vn/gioithieuchunghanoi/group2/group2_4/group2_4_2/page2_4_2_4.htm

Photobucket

Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
van mieu 3D







Để thấy hình ảnh nổi ta sẽ phải xem bằng kính 3D như thế này :)

Photobucket

No comments: